Trong đợt mưa lũ tại miền Trung những ngày vừa qua,ĐàNẵngchìmtrongbiểnnướcNgườidânkhôngchốngngậpnhưcảnhbáxs gia lai TP.Đà Nẵng là khu vực tâm điểm bởi địa phương này thường xuyên xảy ra ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Trong cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai sáng 18.10, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), cho biết Đà Nẵng liên tục xảy ra ngập lụt ở các khu đô thị có 2 nguyên nhân chính: một là nước ở sân bay tràn xuống, hai là nước ở khu công nghiệp tràn sang. Trong khi đó, khu vực thượng nguồn tại thành phố này không có nước.
Theo ông Tiến, dù địa phương này triển khai rất nghiêm túc những công điện, chỉ đạo của T.Ư, thậm chí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo chống ngập bằng cách bơm cưỡng bức nhưng vẫn xảy ra nhiều thiệt hại về tài sản là do sự chủ quan của người dân.
"Về mặt diện tích, đa số các ngôi nhà của người dân đều có thể chủ động chống được ngập. Tuy nhiên, đa số người dân đều không kê đồ lên cao và sử dụng các kỹ thuật để chống ngập trong khu đô thị", ông Tiến nói.
Ông Tiến cho rằng vấn đề chống ngập lụt ở các gia đình tại Đà Nẵng vừa qua là "hết sức đơn giản". Khi thấy nước tràn từ ngoài cửa vào, chỉ cần dùng bạt vít xuống nền nhà kết hợp với đất sét, mỡ bò, sẽ ngăn cho nước không vào nhà. Còn nước tràn lên từ hố nước thải, chỉ cần một cái bô hoặc xô chít mỡ bò xung quanh rồi đặt vào khu vực đó thì nước sẽ không tràn qua được. Tuy nhiên, 100% người dân ở đây đều không làm, không chống ngập như cảnh báo.
"Chúng ta cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề chống ngập ở khu đô thị. Đà Nẵng có bơm nước ra thoải mái nhưng thành phố vẫn ngập, quan trọng nhất là người dân cũng phải chung tay chống ngập", ông Tiến nhấn mạnh.
Còn chủ quan khi ứng phó áp thấp nhiệt đới
Về việc 2 tàu cá của ngư dân gặp nạn trên biển khiến 13 người mất tích, Phó cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai cho rằng nguyên nhân cũng đến từ một phần chủ quan của người dân.
"Tôi theo dõi trong những năm gần đây, cứ có áp thấp nhiệt đới thì xảy ra nhiều tàu, thuyền gặp nạn trên biển. Có những tuần 5 tàu bị đắm", ông Tiến nói và cho rằng khi có áp thấp nhiệt đới, trên biển nhiều cá nên người dân mải đánh bắt và quên rằng áp thấp sẽ có nhiều vòng xoáy cục bộ, rất dễ đánh chìm tàu, thuyền.
Thông thường, khi gặp gió to, sóng lớn thì phải quay mũi tàu hướng về gối sóng. Tuy nhiên, khi thấy sóng đến, người lái thuyền thường ga tốc độ lên cao để vượt qua sóng, chứ không chờ sóng đập vào thuyền. Nếu làm như vậy, khi công suất lớn, thuyền vừa lên cao sẽ bị hẫng đằng sau, guồng quay lớn gập xuống sâu dẫn đến gãy chân vịt hoặc vỡ hộp số. Lúc này, cơn sóng thứ 2 ập đến sẽ đánh lật thuyền xuống biển.
"Đây là những điều chúng ta phải tuyên truyền cho người dân để hạn chế tai nạn, thương vong khi gặp sự cố", ông Tiến thông tin.